Mỗi đất nước là một nền văn hóa, một giai đoạn lịch sử thú vị khiến người ta phải tò mò, muốn được tìm hiểu. Du lịch Đài Loan, khám phá lịch sử trang phục xứ Đài qua từng giai đoạn, chắc chắn sẽ là trải nghiệm tuyệt vời trong hành trình trải nghiệm xứ Đài.
Đài Loan là đất nước cùng chung đại lục với Trung Hoa, lại bị Nhật Bản đô hộ trong nhiều năm, nên nền văn hóa nước này đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hai quốc gia kể trên. Từ phong cách ẩm thực, giao tiếp, văn hóa lễ hội đến trang phục. Mặc dù vậy, Đài Loan vẫn giữ được nét riêng cho mình với nhiều điểm nhấn ấn tượng, trong đó có sự nổi bật về trang phục.
Trang phục Đài Loan, cùng với Trung Hoa, Việt Nam, nhìn chung có khá nhiều nét tương đồng do những quốc gia này có vị trí khá gần nhau. Sẽ không có gì ngạc nhiên khi du lịch tại đây, bạn thấy mọi người ăn mặc khá thoải mái và giống với Việt Nam mình, nếu có khác thì chỉ khác nhau về trang phục truyền thống.
Xã hội ngày càng hiện đại, phát triển kéo theo những biến đổi về văn hóa, trang phục, vì vậy mà trang phục Đài Loan đã có những giai đoạn biến đổi ấn tượng, khiến người ta cảm thấy thích thú nếu có dịp tìm hiểu. Với lịch sử biến đổi kéo dài, trang phục Đài Loan cũng có những biến đổi đáng kể theo từng thời kỳ, từng giai đoạn. Trong vòng hơn một thế kỷ qua, trang phục của người Đài Loan đã trải qua ba lần biến đổi quan trọng.
+ Lần đầu tiên vào thời đại Bình định (1895 – 1919):
Vào thời gian này, thời trang phương tây bắt đầu du nhập, lấn sân sang thị trường Đài Loan. Với kiểu trang phục mới mẻ, người dân nơi đây vẫn chưa thể chấp nhận được ngay, phải đến tận khi Thanh triều sụp đổ năm 1911 thì người ta mới bắt đầu bắt kịp xu hướng. Nếu như trước đây áo váy của phụ nữ Đài Loan ưa chuộng những biểu tượng truyền thống cầu kỳ, thì sau này những họa tiết ấy đã được giản lược, tối giản đi nhiều, người ta không còn in biểu tượng phượng hoàng hay hoa mẫu đơn nữa. Quần áo cũng bắt đầu được may vừa vặn hơn, dễ mặc hơn. Điều thú vị là ở chỗ, sự thay đổi trang phục sang hướng phương Tây được nam giới đón nhận hào hứng hơn nhiều so với phụ nữ.
+ Lần biến đổi thứ hai diễn ra trong giai đoạn Đồng hóa (1919 – 1936):
– Thời kỳ này Nhật Bản đã và đang chiếm đóng Đài Loan, những giá trị văn hóa Nhật Bản ảnh hưởng nhanh chóng, mạnh mẽ từ mọi mặt, cả về thời trang. Thời kỳ này, Đài Loan ưa chuộng trang phục sườn xám, nhưng đã bị người Nhật muốn dập tắt những liên kết với Trung Hoa. Thay vào đó, những trang phục in hình hoa anh đào ngự trị, có mặt khắp mọi nơi, nhất là trên trang phục của nữ sinh. Sau năm 1936, chính phủ Nhật còn cố gắng tìm cách biến kimono trở thành trang phục của người Đài Loan, nhưng không thành công, do giá thành may kimono quá đắt đỏ và không phù hợp với lối sống của số đông người dân.
– Bằng nghị lực của một đất nước dân chủ, chính phủ dân tộc đã giành được chính quyền ở Đài Loan, lúc này nhũng ảnh hưởng nặng nề từ Nhật Bản có phần giảm bớt, nhường chỗ cho sự phát triển của Đài Loan cho những giai đoạn tiếp sau. Đến năm 1960, khi sự thay đổi về chính sách giao thương buôn bán với nước ngoài được thiết lập, ngành công nghiệp dệt may bắt ở Đài Loan bắt đầu khởi sắc, với sự du nhập của công nghệ nhuộm vải.
Năm 1960 cũng được coi là bước ngoặt lớn cho ngành thời trang của Đài Loan khi cuộc thi hoa hậu đầu tiên được tổ chức, với những xu hướng thời trang mới nhất được các thí sinh hoa hậu trưng diện. Sự ra đời của ti vi, điện ảnh với những bộ phim tình cảm ấn tượng, trang phục Đài Loan ngày càng được chú ý hơn. Vào thời kỳ đó, điện ảnh Đài Loan cũng phát triển rực rỡ, nhiều chương trình truyền hình hướng dẫn phụ nữ tự may quần áo, và những show trình diễn thời trang hiện đại, có các sàn catwalk và người mẫu chuyên nghiệp được phát sóng toàn quốc, đã hình thành nên trào lưu trang phục Đài Loan mạnh mẽ trong và ngoài nước.
– Vào cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70, những chiếc váy ngắn, và phong cách thời trang hippie bắt đầu du nhập vào Đài Loan. Nhưng đây cũng là thời kỳ khủng hoảng kinh tế, khiến những lô hàng quần áo xuất khẩu sang Âu Mỹ bị trả về Đài Loan và bán rẻ cho người dân. Trên thị trường tràn ngập những mẫu mã quần áo hiện đại, thời thượng nhưng lại quá rộng so với vóc dáng người Đài Loan, và những năm đó, đa phần mọi người mua đồ rẻ về và cắt sửa lại cho vừa vặn với mình. Cũng từ tình cảnh này, chính phủ Đài Loan bắt đầu suy nghĩ lại về chiến lược phát triển ngành may mặc, bắt đầu đầu tư cho các thương hiệu trong nước thay vì chỉ thiên về gia công và xuất khẩu.
– Sang thập kỷ 80, chính quyền khuyến khích các nhà thiết kế trong nước quảng bá sản phẩm với thương hiệu và tên tuổi của chính mình. Rất nhiều nhà thiết kế (NTK) đình đám của Đài Loan bắt đầu gây dựng sự nghiệp từ đây, nhiều người cố gắng tạo ra sự khác biệt so với các thương hiệu phương Tây bằng cách tạo ra bản sắc văn hóa Đài Loan trong các thiết kế. Thời kỳ này, sản phẩm văn hóa ảnh hưởng mạnh nhất đến trào lưu ăn mặc chính là các bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của Quỳnh Dao, với những nhân vật nam và nữ đều mặc quần ống loe, hay những bạn trẻ tính tạo cá tính bằng cách mặc áo sơ mi dựng thẳng cổ áo lên.
+ Giai đoạn những năm 1995
Bắt đầu từ khoảng năm 1995 cùng với xu hướng chung của toàn cầu, phong cách thời trang của Đài Loan cũng trở nên táo bạo hơn. Những mẫu thiết kế bắt mắt ra đời, phong cách thời trang gợi cảm cũng lộ diện. Người ta bắt đầu ăn mặc thoải mái hơn, tự tin hơn với những trang phục lộ da thịt, khoe đường cong gợi cảm.
Cùng với sự biến đổi, phát triển mạnh mẽ của trang phục Đài Loan qua từng giai đoạn. Đồng thời với sự ham học hỏi, góp nhặt phong cách thời trang từ khắp nơi, thời trang Đài Loan ngày nay đã và đang trở thành thị trường khá hấp dẫn. Những mẫu thiết kế ở đây trở nên tinh xảo hơn, độc đáo hơn, nhiều nơi trên thế giới đã tin tưởng và lựa chọn Đài Loan là thị trường nhập khẩu thời trang cho mình. Đây quả là điều đáng mừng cho ngành may mặc Đài Loan, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nước nhà.
Du lịch Đài Loan khám phá lịch sử trang phục xứ Đài qua từng giai đoạn, là một trong những sự mới mẻ của du lịch xứ Đài. Đài Loan quả thật có rất nhiều điều thú vị để du khách có thể khám phá, trải nghiệm. Ngoài những điểm đến tuyệt vời thì xứ Đài còn hấp dẫn khách du lịch bởi một nền văn hóa với những giá trị mới mẻ, đặc sắc.