Du lịch Đài Loan, khám phá lễ hội Mazu đặc sắc ở thành phố Đài Trung

Ở Đài Loan, ngoài những lễ hội đặc trưng như tết trung thu, tết đoan ngọ, lễ hội đèn lồng,…thì nơi đây còn nổi bật với lễ hội Mazu hay còn gọi là lễ hội tôn thờ Mẫu Tổ. Một trong những nét văn hóa nổi bật nhất ở vùng Đài Trung – Đài Loan.

le hoi Mazu 1

Đài Loan với cấu tạo địa hình là một đảo quốc, nên nơi đây việc thờ Thánh Mẫu là vô cùng quan trọng. Thánh Mẫu như vị thần linh bảo trợ của ngư phủ và là hình thức tôn thờ của những người dân đi biển. Chính vì vậy lễ hội Mazu ra đời, là một trong những lễ hội nổi bật, thể hiện nét văn hóa độc đáo của vùng Đài Trung.

Lễ hội mazu hay lễ hội tôn thờ Mẫu Tổ được tổ chức vào ngày 23 tháng 3 âm lịch hằng năm. Lễ hội hành hương kéo dài 9 ngày đêm với hành trình hành hương trong phạm vi 300km, thu hút hàng triệu người tham gia, trong đó có cả khách du lịch. Lễ hội Mazu được tổ chức trang trọng gồm phần lễ trang nghiêm và đan xen vào đó là phần hội với những hoạt động thể hiện nét văn hóa đặc sắc vừa mang tính nghệ thuật vừa mang tính tâm linh, rất thú vị.

le hoi Mazu

Với người Đài Loan thì việc tôn thờ Mẫu Tổ được gọi là lễ hội Mazu, trong tiếng Việt thì người Việt Nam quan niệm là Mẫu Tổ hay Thiên Thượng Thánh Mẫu. Đối với những người làm nghề biển và những người sống ở khu vực quanh biển thì Thánh Mẫu là một vị thần linh được tín nhiệm trong tín ngưỡng của người dân Trung Hoa và những người Việt gốc Hoa, bà là mẹ của biển cả, che chở cho những chuyến đi xa trên biển của mọi người, được tôn kính trong cả đạo giáo và Phật giáo ở các quốc gia Đông Nam Á và đặc biệt nhất vẫn là ở Đài Loan, nhưng nổi bật nhất chính là ở khu vực Đài Trung.

Trong suốt những ngày lễ hội Mazu thì du khách thập phương sẽ khiêng bức tượng của thánh mẫu Mazu để kê trên một chiếc ghế sedan và đ quãng đường dài 300km, qua tổng cộng bốn thành phốchính trong ngày, trong không khí trang nghiêm nhưng cũng không kém phần vui vẻ, phấn khởi. Có một điều đặc biệt trong lễ hội Mazu ở Đài Trung chính là trong suốt quá trình hành hương, đồ ăn sẽ được cung cấp miễn phí, du khách và người tham gia có thể thưởng thức những món ăn ngon mà không bị mất bất kỳ khoản chi phí nào.

le hoi Mazu 3

Cùng đi với đoàn diễu hành còn có cả trống, lân, âm nhạc phục vụ nên không khí lễ hội trở nên nhộn nhịp hẳn lên, thu hút sự chú ý của đông đảo du khách. Với hành trình dài 300km chắc chắn sẽ có những người hành hương không thể tham gia đến tận nơi, nên dọc theo lộ trình hành hương từ thành phố Đài Trung đến Changhua sẽ có những Minsheng Underpass có ý nghĩa là: “Nhiều người không thể tiếp tục đi theo cuộc hành hương sẽ đốt pháo hoa và pháo ở đây để chào tạm biệt những người hành hương Mazu và pho tượng, vì vậy đây giống như là một cửa ngõ cho sự khởi đầu thực sự của cuộc hành trình và cũng là nơi tập trung đông đúc nhất”.

le hoi Mazu 2

Theo quan niệm của người dân ở đây và theo tinh thần trang nghiêm của lễ hội Mazu thì  việc đặt các bức tượng Mazu thiêng liêng trên mặt đất trong chín ngày đi bộ là một cấm kị. Nên nếu cuộc hành hương đã được thực hiện, chiếc kiệu phải được nghỉ ngơi trên hai băng ghế, được gọi là “kiệu rước nén tiền” (sedan pressing money). Nó được bảo phủ bằng tiền vàng mã làm đặc biệt cho mục đích này.

Với mục đích cầu mong bình an, may mắn cho cuộc sống của những người dân biển, hằng năm lễ hội Mazu đều diễn ra hết sức long trọng, và ngày càng được nhiều du khách biết đến. Đây trở thành nét văn hóa đặc trưng của Đài Trung và là một trong những lễ hội đặc sắc làm nên sự phong phú, đa dạng cho hoạt động văn hóa lễ hội ở Đài Loan.

Tin liên quan: